Xã Pú Nhung có tổng đàn vật nuôi hơn 24.000 con (893 con trâu, 1.368 con bò, 18.000 con gia cầm...). Ông Vừ A Kỷ, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung cho biết: Để phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm, UBND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động các phương án phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Các hộ gia đình có trâu, bò đã sửa chữa lại chuồng nuôi, che chắn và dự trữ nguồn thức ăn trong những ngày mưa rét. Tiến hành phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại gia súc, gia cầm; tiêm phòng tụ huyết trùng 1.597 liều, lở mồm long móng 1.597, dịch tả lợn 2.090 liều... Do đó, từ đầu năm đến nay, đàn vật nuôi trên địa bàn xã phát triển ổn định, không bị ốm, chết do đói, rét, dịch bệnh.
Anh Quàng Văn Lợi, bản Bó Giáng (xã Quài Nưa) chia sẻ: Hiện nhà mình nuôi gần 30 con bò, 40 con lợn, hơn 100 con gia cầm... Để chủ động phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhà mình đã chủ động đưa gia súc về gần nhà theo dõi, chăm sóc, chuẩn bị đủ thức ăn. Đặc biệt, luôn chủ động tiêm vắc xin, vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi, giữ ấm vào mùa đông; nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm không bị mắc bệnh.
Nhiều năm trở lại đây, chăn nuôi đang dần trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của hình bầu cua tôm cá ; tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đến nay huyện có đàn vật nuôi hơn 1 triệu con (18.436 con trâu, 17.796 con bò, 49.613 con lợn...).
Từ ngày 10/5 trên địa bàn 18/19 xã, thị trấn của hình bầu cua tôm cá xuất hiện dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đã gây ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi, thiệt hại cho người dân. Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã cử cán bộ kết hợp với thú y xã tiến hành lấy mẫu máu và dịch mũi xét nghiệm, gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương làm xét nghiệm đều cho kết quả dương tính. Đến nay đã có 991 con trâu, bò mắc bệnh VDNC, tại 109 bản của 18 xã, thị trấn. Huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khống chế dịch bệnh; yêu cầu đơn vị liên quan, các xã có dịch tập trung khống chế dịch bệnh với phương châm “xã giữ xã”, “thôn, bản giữ thôn bản”, “hộ giữ hộ”; chuẩn bị đầy đủ lượng vắc xin VDNC trên trâu, bò phục vụ công tác tiêm phòng bổ sung và tổ chức tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định.
Cuối năm là thời điểm dễ xảy ra dịch bệnh. Với phương châm phòng là chính, hình bầu cua tôm cá đã thường xuyên giám sát cơ sở, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là những bệnh có khả năng lây lan mạnh như: Dịch tả lợn châu Phi, bệnh dại, lở mồm long móng... Củng cố hệ thống giám sát, khai báo thông tin dịch ở mỗi cấp, đảm bảo giám sát tới từng bản, hộ chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản. Thực hiện tháng phun phòng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường đạt 4.060.000m2 cho 4 lần phun tới các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Thực hiện tiêm phòng vắc xin định kỳ vụ xuân hè năm 2021: Vắc xin nhiệt thán trâu, bò 5.987 liều; vắc xin tụ huyết trùng trâu bò 24.923 liều; vắc xin lở mồm long móng 24.592 liều; vắc xin dịch tả lợn 35.877 liều; tiêm phòng dại đạt 3.800 liều...
Đang vào thời điểm giao mùa, người dân cần chủ động phương án che chắn chuồng trại, tránh mưa rét, nhiễm lạnh. Tuyệt đối hạn chế để chuồng trại, vật nuôi bị ngấm, ứ đọng nước... tăng cường cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho đàn vật nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng. Khi phát hiện có triệu chứng bất thường (bỏ ăn, không nhai lại, nước dãi nhiều và trắng như bọt xà phòng, vành móng có vết loét, đi lại khó khăn) phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời. Thực hiện tốt “5 không” trong phòng chống dịch: Không giấu dịch; khi có dịch báo ngay cho thú y và chính quyền; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không giết mổ gia súc mắc bệnh; không vứt xác chết và chất thải gia súc ra môi trường.
Với sự chủ động của các hộ chăn nuôi, sự vào cuộc tích cực của ngành chức năng; hy vọng rằng, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn hình bầu cua tôm cá sẽ đạt được hiệu quả tích cực, góp phần tăng đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra, thiệt hại kinh tế của người dân.
Ý kiến bạn đọc