Từ Trung tâm hình bầu cua tôm cá , theo tuyến quốc lộ 6 vượt qua những cung đường khúc khuỷu; những cánh hoa đào rừng màu hồng nhạt bắt đầu hé nở đã mang sắc xuân về với xã vùng cao Tỏa Tình (Tuần Giáo). Nằm trên đỉnh đèo Pha Ðin ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, Tỏa Tình có điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, biến khó khăn thành lợi thế, đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã năng động tìm ra các giống cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao. Tỏa Tình hôm nay đang từng bước vươn lên đổi thay từng ngày…
Tỏa Tình có 7 bản, trên 500 hộ với 2.137 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Nếu như những năm 2000 trở về trước, cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng thiếu thốn, sản xuất nông nghiệp chỉ có cây ngô là chủ đạo; thì những năm trở lại đây, nhờ phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên cuộc sống của đại bộ phận người dân đã khá giả. Trong quá trình canh tác, với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó và biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, người dân đã tìm ra được những loại cây trồng được coi là thế mạnh của từng bản. Hiện 3 loại cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Tỏa Tình là sa nhân, sơn tra và cà phê.
Nơi có độ cao từ 800 - 1.000m, thường có sương mù giá lạnh, người dân đã tập trung trồng cây sa nhân, sơn tra (táo mèo), đây là loại cây bản địa, từng mọc hoang trên vùng đồi núi có độ cao từ 800m trở lên; quả sơn tra có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc dùng để làm thuốc, ngâm rượu ... Nhờ đó, loại quả này được tiêu thụ khá mạnh ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nhận thấy đây là loài cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng hình bầu cua tôm cá
, mang lại hiệu quả kinh tế, những năm gần đây chính quyền xã Tỏa Tình đã vận động người dân mở rộng diện tích sơn tra. Còn sa nhân là cây dược liệu được trồng ở Tỏa Tình từ khoảng năm 1993, nhưng phát triển và nhân rộng bắt đầu từ năm 2003 trở lại đây. Theo người dân cho biết, sa nhân chủ yếu được trồng nhiều ở những cánh rừng thuộc khu vực bản Lồng, bởi ở độ cao trên 1.000m là điều kiện thích hợp để cây sa nhân phát triển và cho quả rất sai. Nhờ trồng sa nhân và táo mèo mà nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên khá giả, như gia đình chị: Vàng Thị Dùa, Sùng Thị Ly, Lầu Thị Tỉnh, Mùa Thị Hoa... Ðiển hình nhất phải kể đến gia đình chị Vàng Thị Dùa ở bản Lồng.
Chị Vàng Thị Dùa, chia sẻ: Trước kia gia đình chuyên trồng ngô, nhưng do đất dốc nên năng suất thấp, chỗ nào đất tốt cũng chỉ được 15 - 20tạ/ha. Từ khi chuyển sang trồng sa nhân và táo mèo, cuộc sống gia đình khá hẳn lên, không chỉ có tiền nuôi con cái ăn học mà còn xây dựng được nhà khang trang. Hiện nay, gia đình có 4ha sa nhân, 6ha táo mèo; tạo nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng mỗi năm.
Trồng sa nhân, táo mèo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải bản nào ở Tỏa Tình cũng có thể trồng được, vì ở mỗi bản có độ cao khác nhau, nhiệt độ cũng khác. Những bản ở độ cao chừng 700m người dân lại phát triển cây cà phê và tập trung vào các bản: Hua Sa A, Hua Sa B, Chế Á. Tính đến thời điểm hiện tại, Tỏa Tình có 160ha cà phê (hiện 100ha đã cho thu hoạch; riêng năm 2017 trồng mới 30ha).
Cuộc sống đổi thay, đồng bào Mông Tỏa Tình cũng có điều kiện chăm lo cho con em mình tốt hơn, được học hành đầy đủ và chú trọng đến các hoạt động văn hóa văn nghệ. Niềm nở tiếp chúng tôi tại trụ sở làm việc, ông Sùng A Chứ, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Những năm gần đây, đời sống nhân dân Tỏa Tình đã khá hơn nhiều. Nhờ được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tuyên truyền, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa... nên bà con đã dần thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm; dần loại bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, biết áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất nên đời sống của nhân dân được cải thiện. Xã đã xuất hiện những triệu phú làm giàu từ trồng sơn tra, sa nhân... Hiện 7/7 bản đều có các câu lạc bộ (CLB) như: CLB phụ nữ 4 phẩm chất; CLB xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững; CLB văn hóa văn nghệ; 7/7 bản đều có sân bóng chuyền... 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường đầy đủ; thực hiện công tác xóa mù chữ năm 2017, toàn xã mở được 13 lớp (4 lớp xóa mù chữ cho 101 học viên; 9 lớp giáo dục sau biết chữ với 244 học viên)...
Tôi rời Tỏa Tình trong gió rét, sương mù phủ trắng lối đi, dẫu vậy những cánh hoa đào rừng hồng nhạt khoe sắc; chợt thấy lòng mình ấm áp hơn bởi biết chắc rằng những cây sơn tra, sa nhân... đã cho đồng bào nơi đây một cái tết đủ đầy, ấm áp./.
Lường Ánh
Ý kiến bạn đọc