Nằm cách trung tâm huyện lỵ Tuần Giáo hơn 30km, xã Mường Mùn có diện tích đất tự nhiên và thổ nhưỡng màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối đảm bảo. Trước đây, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào trồng, chăm sóc cây truyền thống (lúa, ngô, đậu tương...), hiệu quả kinh tế không cao. Ông Quàng Văn Cơi, Chủ tịch UBND xã Mường Mùn cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, ngoài hỗ trợ cây, con giống, nông cụ sản xuất... xã còn đẩy mạnh tuyên truyền vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất vườn tạp, đất nương trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, nhằm tăng năng suất, nâng cao thu nhập. Ðến nay, xã Mường Mùn có gần 200ha trồng rau màu, góp phần mang lại cho người dân thu nhập cao hơn từ 25 - 30 triệu đồng/năm/hộ. Ðể tiếp tục phát triển diện tích, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu rau sạch, xã Mường Mùn đang nỗ lực giúp bà con liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Ðồng thời, tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của Nhà nước tạo điều kiện cho bà con phát triển trồng đa dạng các loại rau màu, áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch, an toàn.
Ðến thăm gia đình ông Quàng Văn Di, bản Lúm (xã Mường Mùn) hộ đi đầu trong chuyển đổi đất trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho gia đình ông từ 200 - 300 nghìn đồng/ngày. Ông Di phấn khởi chia sẻ: Nhận thấy trồng rau mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, nhà tôi đã cải tạo 7.000m2 đất nương bạc màu, năng suất thấp để trồng rau màu (cà chua, dưa chuột, đỗ, rau các loại...) mùa nào thức nấy, mỗi năm từ 3 - 4 vụ. Ðể trồng màu trúng mùa, được giá, cần áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật kết hợp áp dụng luân canh vào sản xuất. Ngoài ra, phải có kinh nghiệm trong chọn giống cây trồng phù hợp với thời tiết, mùa vụ và dự đoán thị trường tiêu thụ.
hình bầu cua tôm cá luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, đất cây trồng kinh tế thấp sang các loại mới, hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, hàng năm UBND huyện yêu cầu các xã quy hoạch chi tiết về: Diện tích chuyển đổi, hệ thống thủy lợi, loại cây trồng... trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng mô hình mẫu hướng dẫn nhân dân triển khai, hỗ trợ về giống, khoa học kỹ thuật. Hiện hình bầu cua tôm cá có 165ha rau màu, năng suất ước đạt 162 tạ/ha, chủ yếu tập trung ở các xã: Quài Tở, Mường Mùn, Quài Cang, thị trấn Tuần Giáo... Không chỉ trồng các loại rau truyền thống (bắp cải, đỗ, dưa chuột...) mà nông dân còn chú trọng tìm các giống rau mới đưa vào canh tác để tạo ra sản phẩm đa dạng như: Khoai tây, cải đông dư, cà rốt, cải củ...
Hiện bà con trồng rau màu chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia đình và sản xuất theo mùa vụ, lượng cung cấp cho thị trường không nhiều; kỹ thuật trồng, chăm sóc còn hạn chế; đặc biệt những diện tích sản xuất rau theo hướng an toàn, VietGAP còn ít; thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Thời gian tới, Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện lựa chọn phát triển các mô hình sản xuất rau an toàn; vận động, khuyến khích nhân dân phát triển trồng cây rau màu với quy mô tập trung, nhất là vào vụ đông; tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác sản xuất rau quảng bá sản phẩm tại các hội chợ. Ðồng thời, mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách trồng rau sạch, an toàn cho bà con. Phấn đấu diện tích trồng các loại rau màu năm sau cao hơn năm trước. Sản phẩm sản xuất ra phải theo hướng bền vững, đảm bảo sạch và an toàn, chất lượng; chú trọng xây dựng các mô hình điểm được áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa những cây rau có chất lượng hiệu quả vào sản xuất để nhân rộng... Từ đó, góp phần mở hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp; đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng cao.
Ý kiến bạn đọc