Đất lành chim đậu
Những ngày cuối năm, từ TP. Điện Biên Phủ chúng tôi ngược quốc lộ 6 hướng đến xã Tỏa Tình (hình bầu cua tôm cá ). Càng gần trung tâm xã, tầm mắt bị che khuất và khó đi hơn bởi lớp sương mù dày đặc. Trong ngày đông giá rét, thôn bản cũng chìm trong màn sương.
Trong ngôi nhà gỗ rộng rãi, sạch sẽ mới dựng còn phảng phất mùi sơn, vừa xoa cho ấm đôi bàn tay chai sạn, ông Mùa Giàng Páo (gần 90 tuổi), bản Lồng, xã Tỏa Tình hồi tưởng câu chuyện cha ông mình truyền lại: Trước đây, cũng bởi tập quán canh tác lạc hậu mà dòng họ thường xuyên di cư, phá rừng làm nương. Mỗi lần di cư là một lần dắt díu gia đình và cả gia tài nghèo nàn đeo trên lưng. Sau những cuộc di cư mỏi mệt ấy, đến đỉnh Pha Đin người Mông quyết định dừng chân. Đến tôi là đời thứ 7 của dòng họ Mùa sinh sống trên mảnh đất này.
Lý giải về tên gọi, ngày trước Tỏa Tình có tên tiếng Thái là “Ta Tiến”. Khi người Mông di cư đến đây đã phiên âm không chuẩn nên đọc lệch thành Tủa Tình. Theo tài liệu được ghi chép lại, trước khi cách mạng thành công, khu vực này là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Đây cũng là địa bàn quân ta đã nhiều lần chặn đánh quân địch, chặn đường tiến vào Điện Biên - Lai Châu. Đội xung phong Quyết Tiến, 1 trong 4 đội võ trang tuyên truyền chủ yếu của Liên khu 10, thành lập ngày 15/3/1948 gồm 116 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Lý Bạch Luân và Trần Hồng Quân chỉ huy đã tổ chức nhiều cuộc tấn công chia rẽ, phá bốt đồn địch tại nơi này. Sau cách mạng, người Mông nơi đây tiếp tục lao động sản xuất ổn định cuộc sống, phát triển rồi tỏa đi các địa bàn khác. Dòng họ Mùa cứ thế sinh sôi ở Tỏa Tình, rồi đến định cư tại Pú Nhung và nhiều hình bầu cua tôm cá
khác trong tỉnh.
Là vùng đất chủ yếu đồi núi cao, khi quyết tâm định cư trên đỉnh Pha Đin, người Mông ở Tỏa Tình đã không quản gian khó, miệt mài vỡ núi, làm nương tra hạt. So với nhiều vùng đất họ từng đi qua, Tỏa Tình quanh năm khí hậu mát mẻ, nhiệt độ khá thấp và mùa đông thường lạnh giá, sương muối. Do vậy, ngoài cây lương thực chính như lúa, ngô, người dân mạnh dạn trồng thêm nhiều loại cây khác như: Cà phê, sa nhân, sơn tra…
Ông Lê Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Tỏa Tình cho biết: Thay vì bỏ hoang diện tích đất bạc màu, người dân Tỏa Tình tận dụng để trồng sa nhân, cà phê. Sa nhân được trồng bên hiên nhà, lưng chừng núi, trên nương hay xen kẽ dưới tán rừng. Đến nay, Tỏa Tình là một trong những xã có diện tích sa nhân lớn nhất tỉnh với hơn 120ha. Người Mông Tỏa Tình còn tự ươm trồng giống cà phê chè Catimor. Chẳng phụ công người chăm bón, cây cà phê phát triển xanh tốt, quả sai trĩu cành dù chủ yếu trồng theo kinh nghiệm. Từ vài héc ta ban đầu bà con đã nhân rộng diện tích lên 370,6ha, tập trung ở 4 bản: Chế Á, Hua Xa A, Hua Xa B và Háng Tàu. Nhờ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, đến nay tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã giảm đáng kể.
Chung sức chia sẻ gian khó với đồng bào Mông trên đỉnh Pha Đin, Nhà nước, chính quyền các cấp đã đầu tư bê tông hóa những tuyến đường; xây dựng trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa; kéo điện lưới quốc gia thắp sáng bản làng. Biết ơn Đảng, Nhà nước, không chỉ cần cù, chịu khó lao động sản xuất, người Mông trên đỉnh Pha Đin còn luôn đoàn kết, đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự. Bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa luôn được giữ gìn, phát huy, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiêu biểu như: Lễ Gầu Tào, Nào Sồng hay Nào Cống… cho dù cuộc sống hiện đại đã và đang có nhiều biến đổi.
Ý kiến bạn đọc