Nhiều năm nay, trên địa bàn xã Phình Sáng không xảy ra cháy rừng, các vụ vi phạm lâm luật giảm dần qua các năm. Ông Giàng A Dũng, Chủ tịch UBND xã Phình Sáng cho biết: Phình Sáng có 4 cộng đồng bản: Phình Sáng, Khua Chá, Há Lềnh và Phiêng Hoa được Ban Quản lý rừng phòng hộ hình bầu cua tôm cá giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích hơn 1.900ha. Toàn bộ diện tích rừng xã được giao khoán bảo vệ tốt, phát huy chức năng phòng hộ, cải thiện môi trường và bảo vệ nguồn nước. Vừa qua, chính quyền xã đã phối hợp với các đơn vị liên quan chi trả kịp thời, đầy đủ hơn 925 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2020 cho các chủ rừng. Số tiền này đã tạo động lực để bà con nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng.
Hiện nay, xã Pú Xi cũng hoàn thành chi trả hơn 660 triệu đồng tiền DVMTR năm 2020 cho cộng đồng thôn, bản. Được hưởng chính sách chi trả DVMTR, người dân trên địa bàn xã đã nâng cao trách nhiệm bảo vệ, ngăn ngừa các hành vi xâm hại diện tích rừng nhận giao khoán. Ngoài 5.100ha rừng (trong đó rừng phòng hộ là hơn 4.700ha, gần 340ha rừng sản xuất), chính quyền xã Pú Xi còn thường xuyên vận động người dân chuyển đổi diện tích đất nương kém hiệu quả sang trồng rừng sản xuất. Nhờ khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm nên xã Pú Xi giảm được từ 1-2% hộ nghèo mỗi năm, đời sống người dân dần được nâng cao.
Ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ hình bầu cua tôm cá cho biết: Căn cứ kết quả theo dõi diễn biến rừng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện cung cấp, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan xác định và tiến hành chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng. Đối tượng và số tiền chi trả công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã hoàn thành 3 đợt chi trả DVMTR năm 2020 với tổng số tiền hơn 4,53 tỷ đồng. Trong đó, đợt 1 (ngày 3/12/2020) chi trả hơn 1,37 tỷ đồng, đợt 2 (ngày 27/1/2021) chi trả hơn 1,37 tỷ đồng và đợt 3 (ngày 17/5/2021) chi trả trên 1,78 tỷ đồng.
Được hưởng lợi từ rừng, người dân nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì, đốt nương đúng quy định, tham gia tổ quản lý bảo vệ rừng tại cơ sở. 6 tháng đầu năm nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ hình bầu cua tôm cá đã phối hợp với UBND các xã, kiểm lâm địa bàn, tổ quản lý bảo vệ của các cộng đồng bản tổ chức 172 lượt tuần tra, kiểm tra rừng; tổ chức 6 cuộc họp dân với 216 lượt người tham gia để tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô hanh; đồng thời trả lời những kiến nghị của cộng đồng bản liên quan đến diện tích rừng được giao khoán quản lý bảo vệ.
Việc triển khai thực hiện hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn hình bầu cua tôm cá không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng. Thời gian tới, hình bầu cua tôm cá sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình quản lý bảo vệ rừng thông qua cộng đồng dân cư; hoàn thiện xây dựng bản đồ chi trả DVMTR; tăng cường tuyên truyền, vận động, kiểm tra, rà soát, nắm bắt tình hình các hộ dân xâm canh trên diện tích rừng được giao, nhất là khu vực giáp ranh với huyện Tủa Chùa và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La).
Ý kiến bạn đọc