Trên diện tích đất dốc hoang hóa của gia đình, năm 2013 gia đình bà Tòng Thị Thoan, ở bản Chăn, xã Quài Nưa quyết định trồng thử nghiệm 150 cây mắc ca. Được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, kiểm tra, theo dõi sát sao, cây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng nên sinh trưởng và phát triển tốt. Bà Tòng Thị Thoan chia sẻ: “Từ năm 2018, cây mắc ca của gia đình tôi đã bắt đầu cho lứa quả đầu tiên, đến năm 2021 trên diện tích gần 1ha, gia đình tôi thu hoạch được hơn 6 tạ quả, giá bán tại vườn là 40 nghìn đồng/kg (quả tươi), mang lại thu nhập hơn 24 triệu đồng”.
Trên diện tích đất dốc, bạc màu bị bỏ hoang nhiều năm, năm 2017 gia đình anh Lò Văn Tỉnh, ở bản Cang, xã Quài Nưa quyết định góp 5ha đất với Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên trồng thử nghiệm cây mắc ca. Cây sau khi trồng rất phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng sinh trưởng và phát triển tốt, hi vọng mở ra hướng đi mới cho gia đình. Ngoài góp đất trồng mắc ca, vợ chồng anh Tỉnh còn được Công ty nhận vào làm công nhân. Công việc của anh chị hàng ngày là làm cỏ và bảo vệ mắc ca, với thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Có việc làm và thu nhập ổn định đã giải quyết đáng kể những khó khăn của gia đình.
Theo ông Lù Văn Hiêng, Bí thư Đảng ủy xã Quài Nưa, hiện tổng diện tích cây mắc ca của toàn xã là 610ha (trong đó 600ha do người dân góp đất với Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên; 10ha người dân trồng thử nghiệm). Từ hiệu quả đem lại, thời gian tới xã Quài Nưa sẽ tiếp tục tuyên truyền cho nông dân trong xã nhân rộng trồng cây mắc ca, giúp bà con nơi đây xóa đói, giảm nghèo làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Năm 2020, tỉ lệ hộ nghèo xã Quài Nưa chỉ còn 25%”.
Hiện nay, tổng diện tích trồng cây mắc ca theo dự án trên địa bàn hình bầu cua tôm cá đạt 1.400ha. Trong đó, xã Quài Nưa 600ha; xã Quài Cang 800ha. Đánh giá cho thấy cây mắc ca trồng tại Tuần Giáo khá phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai; tốc độ và khả năng sinh trưởng tốt; tỉ lệ cây sống đạt trên 98%. Hiện 47ha mắc ca trồng thí điểm từ năm 2015 tại xã Quài Nưa đã bắt đầu có quả với tỉ lệ đạt hơn 90% diện tích, sản lượng từ 3 - 4kg/cây, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho người dân. Ngoài ra, từ khi triển khai, dự án đã tạo việc làm cho khoảng 500 lao động mỗi năm để tham gia các hoạt động: Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác mắc ca. Với thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Theo Đề án phát triển cây mắc ca đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, hình bầu cua tôm cá được quy hoạch trồng 2.000ha cây mắc ca, mật độ trồng 280 cây/ha. Năm 2021, huyện đã xây dựng kế hoạch trồng mới 350ha cây mắc ca; trong đó xã Quài Nưa 250ha.
Để triển khai có hiệu quả dự án đầu tư, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng và UBND các xã trong vùng quy hoạch phối hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Macadamia Điện Biên đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được lợi ích của việc góp đất trồng, chăm sóc và bảo vệ vườn cây mắc ca. Đồng thời, huyện cũng chỉ đạo các xã tiến hành rà soát nguồn quỹ đất có khả năng trồng cây mắc ca để hình thành mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ gắn với chế biến mắc ca; xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ mắc ca... Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có định hướng đầu tư phát triển ổn định trên địa bàn, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến theo hướng tạo chuỗi liên kết ổn định.
Ý kiến bạn đọc